0942 060 456
info@hiephoidulichquangtri.vn

Vinh Moc Tunnels, a village solidly in the ground for 2,000 days

Trong những năm tháng chiến tranh địa đạo Vĩnh Mốc từng là tọa độ chết, từng là mục tiêu hủy diệt của địch. Ngoài ra nó cũng là công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vĩnh Mốc, dưới mưa bom bão đạn, điều kiện khó khăn về mọi mặt nhưng những con người ở nơi đây vẫn sống và chiến đấu hết mình để giành độc lập cho dân tộc.

Địa đạo Vĩnh Mốc nằm ở đâu?

Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972

Hệ thống địa đạo gồm có ba tầng: tầng thứ nhất sâu 12m dùng để sinh sống; tầng thứ cách mặt đất 15m được dùng để cất lương thực, vũ khí hay hội họp; tầng thứ ba sâu 23m dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Đến địa đạo Vĩnh Mốc như thế nào?

Từ thành phố Đông Hà – trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.

Địa đạo Vĩnh Mốc có gì?

Phòng chiếu phim tư liệu.

Đây là nơi chiếu nhiều thước phim đắt giá của các phóng viên thời xưa tại chiến trường Địa đạo Vĩnh Mốc. Khi vào đây bạn sẽ có cảm giác dường như mình đang được sống lại giữa năm tháng hào hùng ấy.

Nơi đặt nhát cuốc đầu tiên của địa đạo.

Sau khi rời khỏi phòng chiếu phim tư liệu chúng ta sẽ được hướng dẫn viên dẫn ra giếng thông hơi thứ nhất và cũng là nơi đặt nhát cuốc đầu tiên của địa đạo.

Tuy gọi là giếng nhưng giếng này khác với những giếng nước bình thường khác bởi lẽ ở giếng này không có nước chỉ có một đường lớn từ mặt đất thông xuống dưới đất vào lòng địa đạo. Cung cấp không khí cho việc đào địa đạo lúc đầu và cho con người sinh sống khi đã hoàn thành.

Nhà trưng bày hiện vật.

Tại nhà trưng bày các bức ảnh, hiện vật sinh hoạt cũng như các vũ khí chiến đấu từ thời xưa được lòng kính phục vụ khách tham quan. Ở đây có một điều đặc biệt đó là tại bàn tiếp đón có một quyển sổ lưu niệm để khách tham quan khi tới đây có thể để lại góp ý hoặc chữ ký của mình.

Bãi trưng bày vỏ bom.

Bãi trưng bày vỏ bom nằm ở ngay bên phải của miệng hầm, đây là nơi trưng bày các vỏ bom đủ kích thước, chủng loại mà trong những ngày tháng chiến tranh rực lửa Đế Quốc Mỹ đã ném xuống.

Ngôi làng kiên cường trong lòng đất.

Có thể nói rằng địa đạo Vịnh Mốc chính là một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm… Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu 1.8m và rộng 0.8m thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 – 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người.

Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng trong khoảng 2 năm, từ năm 1965 đến 1967. Đây là một hệ thống hầm ngầm sâu trong lòng đất. Đây là công trình được tạo dựng bằng sức lực và trí tuệ của quân và dân Vịnh Mốc, với 18.000 ngày công. Trong mưa bom bão đạn họ đã đào và vận chuyển 6000m3 đất đá để hoàn thành nên công trình kỳ vĩ và đặc biệt này.

Địa đạo đã chở che, bảo toàn mạng sống cho người dân Vịnh Mốc. Hơn thế, người dân nơi đây còn sống và chiến đấu, đánh giặc ngay trên quê hương của mình; tập kết vận chuyển vũ khí lương thực, cấp cứu thương binh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ… Trong suốt thời gian tồn tại trong lòng địa đạo, người dân Vịnh Mốc không một ai bị thương và 17 em bé đã chào đời…

rong gần 2000 ngày đêm trong lòng địa đạo, quân và dân Vịnh Mốc nói riêng cũng như Vĩnh Linh đã tạo nên một huyền thoại. Đó là huyền thoại về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người.